Mở đầu (trang 13) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Hình trên là lâu đài Li-va-đi-a, nơi diễn ra Hội nghị I-an-ta vào năm 1945. Những quyết định của hội nghị này đã tạo cơ sở cho việc thiết lập Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. Trật tự này đã trải qua quá trình hình thành và tồn tại như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? Tác động của sự kiện đó đối với tình hình thế giới là gì?
Trả lời:
– Sự hình thành:
+ Đầu năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.
+ Hội nghị Ianta đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, như: thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.
+ Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.
– Sự tồn tại: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,… giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.
– Tác động từ sự sụp đổ: trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới.
1. Quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Câu hỏi 1 (trang 14) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Trình bày sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Trả lời:
– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều
vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận…
– Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra Hội nghị giữa ba cường quốc Liên Xô – Mỹ – Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng:
+ Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
+ Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu. châu Á sau chiến tranh.
=> Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa ba
cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam (7-1945) đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.
=> Trật tự thế giới hai cực I-an-ta hình thành đã chia thế giới thành hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ.
Câu hỏi 2 (trang 16) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, trình bày những nét chính về quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
Trả lời:
– Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
+ Là giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa một bên là Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Được định hình với sự thiết lập các khối quân sự đối đầu nhau, tiêu biểu là: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ và các nước phương Tây thành lập năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập năm 1955.
+ Ngay trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị rạn nứt trước tác động của tình hình thế giới.
– Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giwois hai cực I – an – ta suy yếu và đi đến sụp đổ:
+ Trật tự hai cực I-an-ta có biểu hiện suy yếu khi xu hướng hoà hoãn bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, với việc Liên Xô và Mỹ đạt được thoả thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên (1972).
+ Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, hợp tác với các cuộc gặp gỡ cấp cao. Hai nước kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là thoả thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu (1987), hạn chế cuộc chạy đua vũ trang. Năm 1989, Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
+ Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX), sự tan rã của Liên Xô (12 – 1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
2. Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Câu hỏi 3 (trang 17) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Trả lời:
* Quá trình hình thành:
– Đầu năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, như:
+ Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật;
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;
+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.
– Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.
* Quá trình tồn tại: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,… giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
– Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.
Câu hỏi 2 (trang 17) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Phân tích tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đối với tình hình thế giới.
Trả lời:
– Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã mở ra một thời kì phát triển mới trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy những xu hướng phát triển mới.
– Làm thay đổi so sánh lực lượng với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ. Tuy nhiên, vai trò của các cường quốc khác, các trung tâm kinh tế, các tổ chức quốc tế, khu vực,… ngày càng gia tăng, trong khi sức mạnh của Mỹ cũng suy giảm tương đối.
– Dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh và sự hình thành một trật tự thế giới mới.
Luyện tập và Vận dụng
Luyện tập 1 (trang 17) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
Lời giải:
– Quá trình hình thành:
+ Đầu năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.
+ Hội nghị đã thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.
→ Những quyết định của Hội nghị I – an – ta cùng thỏa thuận sau đó giữa các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
– Quá trình tồn tại:
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,… giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.
Luyện tập 2 (trang 17) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Lập sơ đồ tư duy (theo ý tưởng của em) về nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đối với tình hình thế giới.
Sơ đồ tư duy:
Vận dụng (trang 17) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Dựa vào tư liệu sưu tầm từ sách, báo, internet và vận dụng những kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-tá không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Lời giải:
Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-tá không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế vì:
– Trật tự hai cực I-an-ta tạo ra một tình trạng căng thẳng và đối đầu giữa hai siêu cường (Hoa Kỳ và Liên Xô). Sự đối đầu này tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn cầu, do đó đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
– Trong thời kỳ tồn tại hai cực I-an-ta, thế giới chia rẽ giữa hai hệ thống chính trị và kinh tế trái ngược nhau, đó là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Xã hội. Sự đối đầu này tạo ra sự phân chia sâu rộng, không tạo điều kiện cho sự hợp tác và đồng thuận toàn cầu.
– Trong thời kỳ tồn tại hai cực I-an-ta, có sự thiếu tin tưởng và tình hữu nghị giữa các quốc gia. Cả hai siêu cường đều cố gắng kiếm ưu thế quân sự và chính trị, dẫn đến một môi trường không ổn định và không chắc chắn.
– Trong thời kỳ tồn tại trật tự hai cực I-an-ta, cả hai phe cố gắng mở rộng vùng ảnh hưởng của mình, đưa ra các biện pháp kinh tế và quân sự để chiếm lợi thế. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, tăng rủi ro suy thoái kinh tế và khủng hoảng toàn cầu.
>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
—————————————-
Từ những lời giải chi tiết cho bài học SGK Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh mà Tritue360 đã hướng dẫn trên đây. Hi vọng sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!