1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
Câu hỏi 1 (trang 67) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy nêu những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế.
Trả lời:
– Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
– Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
– Tốc độ tăng trưởng:
+ Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khá cao và tương đối bền vững.
+ Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 6%/năm (năm 2020, 2021 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, mức tăng GDP lần lượt chỉ đạt 2,91% và 2,59%, nhưng vẫn là mức tăng trưởng dương và Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới). Năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 8,02% so với năm trước. Quy mô nến kịnh tế được mở rộng đáng kể.
– Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần:
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP (phân theo khu vực kinh tế).
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 1986 lần lượt là 28,88% và 33,06%; đến năm 2022 đã tăng lên 38,26% và 41,33%. Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 38,06% năm 1986 giảm xuống còn 11,88% năm 2022.
+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá, Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào phát triển đất nước.
– Cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
– Hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh tế đối ngoại phát triển đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh chóng.
Câu hỏi 2 (trang 68) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Hãy trình bày thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng.
Trả lời:
– Thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
Câu hỏi 3 (trang 69) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, hãy trình bày thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực văn hoá – xã hội
Trả lời:
– Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển.
– Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
– Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm.
– Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
– Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học.
– Khoa học – công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.
Câu hỏi 4 (trang 71) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Hãy nêu thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực hội nhập quốc tế.
Trả lời:
– Hội nhập về chính trị: Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống. Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới.
– Hội nhập kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
– Hội nhập về an ninh – quốc phòng: Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
+ Về văn hoá, Việt Nam triển khai hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.
+ Về giáo dục, khoa học – công nghệ. Việt Nam đấy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường…. Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.
+ Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu. Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam đã thực hiện được các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt được trình độ cao tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương. Các nội dung hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí mỗi trường như: đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lí ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu.
2. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới
Câu hỏi (trang 72) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Nêu những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đối mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Trả lời:
– Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
– Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
– Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Luyện tập và Vận dụng
Luyện tập 1 (trang 72) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Lập và hoàn thành nội dung bằng hệ thống (theo gợi ý dưới đây vào vở).
Trả lời:
Luyện tập 2 (trang 72) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Lựa chọn một bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) mà em tâm đắc nhất và giải thích vì sao?
Trả lời:
Bài học về: đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp vì:
– Tăng cường sức cạnh tranh: Cần phải áp dụng Đổi mới toàn diện để cải thiện tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội, từ sản xuất đến giáo dục, y tế, và hạ tầng. Điều này giúp tăng cường sức cạnh tranh toàn diện của quốc gia trên thị trường quốc tế.
– Tối ưu hóa tài nguyên: Quá trình Đổi mới cần được triển khai một cách đồng bộ để tối ưu hóa tài nguyên. Sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực khác nhau giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tránh lãng phí và tăng cường bền vững.
– Đảm bảo tính bền vững: Việc thực hiện Đổi mới theo từng bước giúp quốc gia tránh được những tác động tiêu cực không mong muốn. Điều này tạo ra một quá trình phát triển bền vững và ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro và xử lý được những vấn đề nảy sinh.
– Tận dụng lợi thế cơ hội: Đối với từng ngành, từng vùng, cần áp dụng hình thức và cách làm phù hợp. Sự linh hoạt trong cách thức triển khai Đổi mới giúp tận dụng lợi thế cơ hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển.
– Đáp ứng nhanh chóng với biến động: Cần Đổi mới toàn diện và có bước đi để quốc gia có thể nhanh chóng thích ứng với biến động trong kinh tế và xã hội. Mô hình này giúp ngăn chặn sự trì trệ và đảm bảo quốc gia luôn linh hoạt trong môi trường biến đổi nhanh.
Vận dụng 1 (trang 72) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh từ sách, báo và internet về một thành tựu nổi bật của thời kì Đổi mới ở Việt Nam và xây dựng infographic giới thiệu về thành tựu đó.
Tham khảo:
Vận dụng 2 (trang 72) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Tìm hiểu và giới thiệu một số thành tựu nổi bật về kinh tế – xã hội ở địa phương em sinh sống (tỉnh, thành phố) trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
Trả lời:
Trong quá trình công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý về mặt kinh tế và xã hội. Dưới đây là một số thành tựu đáng kể của thành phố Hà Nội trong giai đoạn này:
– Tăng trưởng kinh tế ấn tượng: Hà Nội đã đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể trong suốt thời gian Đổi mới. Sản phẩm quốc nội, dịch vụ và du lịch đều phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP của đất nước.
– Phát triển cơ sở hạ tầng: Hà Nội đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, và các công trình công cộng. Các tuyến đường, cầu cảng, và hệ thống giao thông công cộng đã được mở rộng và cải thiện, giúp giảm ùn tắc giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
– Phát triển khu công nghiệp và dịch vụ: Hà Nội đã thu hút nhiều dự án đầu tư từ trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của các khu vực này đã tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thành phố.
– Nâng cao chất lượng giáo dục và y tế: Hà Nội đã đầu tư vào giáo dục và y tế, cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ giáo dục và y tế cho người dân. Mạng lưới trường học và bệnh viện được mở rộng và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng.
– Phát triển du lịch và văn hóa: Hà Nội, với di sản văn hóa lâu đời và những danh thắng lịch sử, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Sự phát triển của du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập mới, đồng thời giới thiệu văn hóa và lịch sử của Việt Nam đến du khách quốc tế.
>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
—————————————-
Từ những lời giải chi tiết cho bài học SGK Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay mà Tritue360 đã hướng dẫn trên đây. Hi vọng sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!