1. Chính trị
1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước
Câu hỏi mục 1.1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 100): Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 15, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về chính sách của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt:
– Tổ chức bộ máy nhà nước không ngừng được hoàn thiện và củng cố từ trung ương đến địa phương. .
– Bộ máy nhà nước chia thành lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.
– Cấp hành chính trung ương gồm: vua, quan đại thần, các cơ quan giám sát.
– Cấp trung ương bao gồm: đạo/ thừa tuyên, phủ, huyện/ châu, xã hoặc phường hoặc sách,…
1.2. Luật pháp
Câu hỏi mục 1.2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 101): Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
– Thành tựu về luật pháp:
+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ.
+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt.
+ Năm 1930, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật.
+ Năm 1483, dưới thời Lê sơ, bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là: Luật Hồng Đức) được ban hành.
+ Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) và được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.
– Vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:
+ Nội dung trong các bộ luật đề cập đến việc: nêu cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, quý tộc; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cũng có một số điều luật bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ…. => Như vậy: luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội.
2. Kinh tế
2.1. Nông nghiệp
Câu hỏi mục 2.1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 102): Đọc thông tin và tư liệu hãy:
– Nêu những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt.
– Phân tích tác động của những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn Đại Việt:
– Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang.
-Trong triều đình có nhiều chức quan quản lý, giám sát như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
* Tác động đế sự phát triển của văn minh Đại Việt
– Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sự phát triển của nông nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp
– Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, sung túc sẽ góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội (thực tế lịch sử cho thấy, thường vào cuối thời kì cai trị của các vương triều phong kiến, nhà nước không quan tâm đến phát triển nông nghiệp khiến sản xuất sụt giảm, mất mùa, nạn đói diễn ra. Đời sống cực khổ, đã khiến nông dân nổi dậy đấu tranh).
– Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng sâu đập đến đời sống văn hóa của cư dân Đại Việt (ví dụ: người dân sáng tác ra nhiều câu ca dao, dân ca về lao động sản xuất…)
2.2. Thủ công nghiệp
Câu hỏi mục 2.2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 102): Đọc thông tin và quan sát Hình 15.2, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt. Phân tích tác động của thủ công nghiệp với nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của nền văn minh Đại Việt:
– Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển: dệt lụa, đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm,..
– Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,…
– Thế kỷ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng với sản phẩm đa dạng và tinh xảo.
* Tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt:
– Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
2.3. Thương nghiệp
Câu hỏi mục 2.3 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 103): Đọc thông tin và quan sát Hình 15.3, hãy:
– Nêu những thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt.
– Nêu vai trò của đô thị đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Những thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt:
– Chợ làng và chợ huyện được hình thành và phát triển, hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp.
– Kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán sầm uất và phát triển dưới thời Lý, Trần và Lê Sơ. Nhờ hoạt động buôn bán sầm uất các đô thị cổ dần dần hình thành và phát triển.
* Vai trò của đô thị đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt:
– Các đô thị thường là những trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của Đại Việt. Ví dụ: đô thị Thăng Long (Hà Nội); Phố Hiến (Hưng Yên); Hội an (Quảng Nam); Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh).
– Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh Đại Việt.
3. Văn hóa
3.1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
Câu hỏi mục 3.1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 104): Đọc thông tin và quan sát Hình 15.4, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt.
3.2. Giáo dục
Câu hỏi mục 3.2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 105): Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 15.5, hãy:
– Trình bày những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt.
– Nêu vai trò của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với sự phát triển văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt
– Về hệ thống giáo dục:
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.
+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.
+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.
– Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:
+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài
+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)
* Vai trò của Văn Miếu- Quốc Tử Giám đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt:
– Năm 1070, dưới triều vua Lý Thánh Tông thành lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và Chu Công.
– Đến thời vua Lý Nhân Tông năm 1076, Văn Miếu trở thành Quốc Tử Giám là nơi dạy học cho hoàng tử, công chúa trở thành trường Đại học đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
– Đến thời Lê Sơ năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu.
3.3. Chữ viết và văn học
Câu hỏi mục 3.3 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 106): Đọc thông tin, hãy nêu những thành tiêu biểu về văn học và chữ viết của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Thành tựu về chữ viết:
– Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.
– Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay.
* Thành tựu về văn học:
– Văn học chữ Hán
+ Phát triển và đạt nhiều thành tựu.
+ Nội dung chủ yếu ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
+ Thể loại: tiểu thuyết chương hồi, truyện ký,…
– Văn học chữ Nôm
+ Từ thế kỉ XIII -XVI-XIX. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người…
– Văn học dân gian
+ Duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ XVI-XVIII.
+ Phản ánh tâm tư, tình cảm con người, đất nước với nhiều thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,…
3.4. Khoa học, kĩ thuật
Câu hỏi mục 3.4 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 106): Đọc thông tin trong Bảng 15, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về khoa học kĩ thuật của nền văn minh Đại Việt và rút ra nhận xét.
Trả lời:
– Những thành tựu tiêu biểu về khoa học kĩ thuật của nền văn minh Đại Việt:
+ Sử học: Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán. Nhiều bộ sử lớn đc biên soạn như Đại việt sử kí (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên),…
+ Địa lí: Dư địa chí, Hồng đức bản đồ,…
+ Quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn),…
+ Y học: Nam dược thần hiệu (Nguyễn Bá Tĩnh, Tuệ Tĩnh), Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông),…
+ Toán học: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu),…
+ Kĩ thuật: Đúc súng thần cơ, đại bác, đóng thuyền chiến, xây dựng thành lũy,…
– Nhận xét: Đạt được những thành tựu khoa học kĩ thuật trên mọi lĩnh vực, toàn diện.
3.5. Nghệ thuật
Câu hỏi mục 3.5 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 108): Đọc thông tin và quan sát Hình 15.7, hãy:
– Trình bày những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.
– Nêu giá trị của “An Nam tứ đại khí” đối với nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt:
– Nghệ thuật kiến trúc:
– Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững trãi.
– Tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, chùa Một Cột, Sùng Thiện Diên Linh, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích.
– Âm nhạc: nhạc dân gian, nhạc cung đình,…; nhạc cụ phong phú: trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,… Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát bội,…
– Lễ hội: nhiều loại hình như hội múa, tết Nguyên đán, lễ Tịch Điền, Thanh minh, Đoan Ngọ,…
* Giá trị của An Nam tứ khí
– “An Nam tứ đại khí” gồm bốn công trình nghệ thuật thời Lý, Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, đỉnh tháp Bảo Thiên, chuông Ngân Thiên (chuông Quy Điền) và vạc Phổ Minh.
– “An Nam tứ khí” là bốn kì quan, bốn quốc bảo của Đại Việt thời Lý, Trần cho thấy tài năng, sự sáng tạo và trình độ kĩ thuật điêu luyện của người nghệ nhân.
4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt
Câu hỏi mục 4 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 109): Đọc thông tin và quan sát Hình 15.8, hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Nhận xét về ưu điểm của văn minh Đại Việt:
– Là một nền tảng nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa của văn minh Văn Lang- Âu Lạc, giao lưu với các yếu tố bên ngoài.
– Phát triển rực rỡ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội cùng với sự tồn tại của Đại Việt.
– Yếu tố tinh thần xuyên suốt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc.
* Nhận xét về hạn chế của văn minh Đại Việt:
+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.
+ Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.
+ Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.
* Ý nghĩa:
– Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
– Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
– Văn minh Việt cổ có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập 1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 109): Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa.
Trả lời:
Câu hỏi Luyện tập 2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 109): Kể tên những thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay mà em biết. Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó.
Trả lời:
Vận dụng
Câu hỏi Vận dụng 1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 109): Hãy giới thiệu với du khách về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Múa rối nước:
Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần, nhưng múa rối nước cũng có cái độc đáo, diệu kỳ, hấp dẫn từ sân khấu, buồng trò, quân rối đến các yếu tố kỳ ảo khác như máy điều khiển nghệ nhân, trò và tích trò.
Câu hỏi Vận dụng 2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 109): Sưu tầm tư liệu về một thành tựu của nền văn minh Đại Việt để thuyết trình với thầy cô và bạn học.
Trả lời:
(*) Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương
– Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.
– Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.
– Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.
– Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
>>> Xem toàn bộ mục lục: Giải SGK Lịch sử 10 – Cánh Diều
———————————
Trên đây là lời giải hướng dẫn chi tiết cho bài soạn Sử 10 Cánh Diều Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt mà Tritue360 đã biên soạn. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!