Chương 1. Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

Chương 2. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Chương 3. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Chương 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp ta (trang 33) chi tiết. Mời thầy cô và bạn đọc tham khảo!

Mục lục

1. Điều kiện tự nhiên

Câu hỏi (trang 33) Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên Ấn Độ.

Trả lời:

– Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như một tiểu lục địa.

– Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a, ba mặt còn lại giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán.

– Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng cung cấp phù sa màu mỡ cho sự phát triển nông nghiệp.

– Phía Nam là vùng cao nguyên Đê-can, cư dân chủ yếu sống bằng nghề chăn thả gia súc

2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Gúp-ta

Câu hỏi (trang 33) Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: 

– Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta.

– Xã hội Ấn Độ thời Gúp-ta thể hiện như thế nào qua miêu tả của nhà sư Pháp Hiển trong tư liệu 8.5?

Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Trả lời:

* Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta:

– Về chính trị:

+ Năm 232 TCN, Hoàng đế A-sô-ca băng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt.

+ Năm 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta.

+ Đầu thế kỉ VI, những người Hung Nô và một số tộc người ở Trung Á tràn vào xâm lược Bắc Ấn, vương triều Gúp-ta bị chia nhỏ và kết thúc vào năm 535.

– Về kinh tế:

+ Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm nghề nông.

+ Thương mại khá phát triển ở thành thị, các đồng tiên vàng, bạc được lưu hành rộng rãi.

+ Nghề luyện kim, đặc biệt luyện sắt và làm đồ trang sức đạt đến đỉnh cao.

– Về xã hội:

+ Chế độ đẳng cấp tiếp tục tồn tại, thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.

* Qua sự miêu tả của nhà sư Pháp Hiến trong tư liệu 8.5 ta có thể thấy xã hội Ấn Độ:

+ Người dân sống hạnh phúc

+ Ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế. 

+ Đất nước bình yên, không có “chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác”. 

+ Các quân lính và nhà hầu của nhà vua đều được trả công. 

+ Người dân không giết sinh vật sống, không uống rượu say.

3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu hỏi (trang 35) Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8:

– Kể tên và nêu nhận xét về những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ thời Gúp-ta.

– Việc Trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa dạy tri thức về Hin-đu giáo thể hiện điều gì?

Trả lời:

* Những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ thời Gúp-ta:

– Về tôn giáo: Hai tôn giáo chính là Hin-đu giáo và Phật giáo, trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa trở thành trung tâm giáo dục bậc cao trong suốt thời kì Gúp-ta.

– Về văn học: Văn thơ chữ Phạn đạt được nhiều thành tựu, nổi bật nhất là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la của nhà văn Ca-li-đa-sa.

– Về thiên văn học: Người Ấn Độ đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực, đã phát hiện ra bóng của Trái Đất có hình tròn phủ lên mặt trăng, từ đó đưa ra giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. 

– Về y học: Các thầy thuốc đã biết phẫu thuật và khử trùng vết thương và đặc biệt đã biết làm vắc-xin trên cơ sở tạo ra lây nhiễm cho một người ở dạng bệnh nhẹ để người đó không bị bệnh ở dạng nặng hơn.

– Về kiến trúc và điêu khắc: Thời kì này đã tạo nên một phong cách nghệ thuật điển hình độc đáo gọi là phong cách nghệ thuật Gúp-ta.

+ Nhiều công trình được xây từ thời cổ đại được hoàn thiện vào thời kì này như chùa hang A-gian-ta, bảo tháp San-chi.

+ Hàng loạt các công trình nổi tiếng được xây dựng như cụm đền tháp En-lô-ra, Đa-sa-va-ta-ra,…

* Việc trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa (Nalanda) dạy tri thức về Hin-đu giáo đã cho thấy dưới thời Gúp-ta:

+ Hin-đu giáo rất được coi trọng trong xã hội, được giai cấp thống trị ủng hộ và bảo vệ. Hin-đu giáo trở thành tôn giáo chính ở Ấn Độ.

+ Phật giáo mặc dù vẫn được coi trọng nhưng đã dần suy sụp vị thế của mình.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 (trang 36) Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Gúp-ta, theo mẫu sau:

Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Trả lời:

Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Vận dụng 2 (trang 36) Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến ngày nay?

Trả lời:

Thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến ngày nay:

– Các tác phẩm văn học của nhà văn Kalidasa: Sakuntala, Dushyanta, Bharata, …

– Các thành tựu về y học như phẫu thuật, điều chế vacxin

– Các công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa hang Ajanta, bảo tháp Sanchi, Đền Dashavatara)

>>> Xem thêm các bài soạn tại chuyên mục: Giải SGK Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo

—————————————-

Từ những lời giải chi tiết cho bài học SGK Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vương triều Gúp ta Tritue360 đã hướng dẫn trên đây. Hi vọng sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

    Mục lục

    Danh sách

    Mục lục