Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc

Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc trang 62, giúp các em học sinh học tốt môn Lịch sử 6

Mục lục

Câu hỏi mở đầu SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 62): 

An Dương Vương thế Hùng Vương

Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân”

(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)

Nhà nước Âu Lạc ra đời và có bước phát triển như thế nào so với Nhà nước Văn Lang?

Trả lời:

– Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc, còn nước Văn Lang được hợp nhất từ 15 bộ lạc của người Việt.

1. Sự ra đời tổ chức Nhà nước Âu Lạc

Câu hỏi 1 SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 64): Hãy cho biết thời gian ra đời và phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay

Trả lời:

– Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.

– Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

Câu hỏi 2 SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 64): Hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc

Trả lời:

Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc

Câu hỏi 3 SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 64): Dựa vào sơ đồ hình 13.2, hình 13.3 và đọc thông tin, hãy cho biết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích: bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm.

2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

Câu hỏi 1 SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 65): Quan sát các hình từ 13.4 đến 13.6 và đọc thông tin, hãy cho biết những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc.

Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc

Trả lời:

 – Những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc:

+ Nông nghiệp: gieo trồng các loại lúa, rau củ, quả.

+ Thủ công nghiệp: luyện kim, đúc dồng, làm gốm…

Câu hỏi 2 SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 65): Hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.

Trả lời:

– Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc:

+ Đời sống vật chất: được nâng cao. Ngoài đồ ăn thịt, cá, rau, gạo, cư dân còn ăn hoa quả. Biết làm muối, mắm, dùng gia vị và mặc nhiều loại vải. Đồ dùng sinh hoạt phong phú, đầy đủ hơn.

+ Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.

Luyện tập

Câu hỏi 1 SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 66): Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về nhà nước Văn Lang và nước Âu Lạc:

Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc

Trả lời:

Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc

Câu hỏi 2 SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 66): Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như thế nào

Trả lời:

Sự tiến bộ của cư dân Âu Lạc về:

– Đời sống vật chất: Ngoài các thức ăn cơ bản như gạo, rau, thịt, cá… thì cư dân còn ăn thêm hoa quả, làm muối, làm mắm, sử dụng gia vị. Người dân cũng biết dệt và mặc nhiều loại vải hơn. Đồ dùng gia đình cũng phong phú và đầy đủ hơn nhiều.

– Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng, phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.

Vận dụng

Câu hỏi Vận dụng SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13 (trang 66): Dựa vào hình 13.1, hình 13.8, hình 13.9 và các thông tin em tìm hiểu được, hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về khu di tích Đền Hùng và khu di tích thành Cổ Loa.

Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc

Trả lời:

Giới thiệu khu di tích Đền Hùng

– Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. 

– Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của Việt Nam, được xây dựng trên núi Hùng – thuộc đất Phong Châu – vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang trước đây. Toàn bộ Khu di tích này có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ.

– Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như: Cổng đền; Đền Hạ; Thiên quang thiền tự; Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu); Đền Thượng và Lăng Hùng Vương; Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh); Đền Tổ mẫu Âu Cơ; Bảo tàng Hùng Vương.

– Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Lịch sử 6 – Cánh Diều

—————————————-

Từ những lời giải chi tiết cho bài học SGK Lịch sử 6 Cánh Diều Bài 13: Nước Âu Lạc Tritue360 đã hướng dẫn trên đây. Hi vọng sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

Mục lục

Danh sách

Mục lục