Mở đầu SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 36): Kể tên một số loại súng được sử dụng trong quân đội mà em biết.
– Một số loại súng được sử dụng trong quân đội:
+ Các loại súng ngắn, như: TT-33; K54; K59; CZ 52; CZ 83,…
+ Các loại súng trường, như: AK-47; AKS; CKC; AK-103; APS; AMD 65,…
+ Các loại súng tiểu liên, như: PPS-43; K-50M; PM-63; PM5k,…
+ Các loại súng bắn tỉa, như: SVD; PSL; PSG-1,…
+ Các loại súng máy, như: NSV; RPD; RPK-74; M-60,…
+ Các loại súng chống tăng, như: RPG-7; RPG-2; RPG-29,…
I. Súng bộ binh
1. Hiểu biết chung về súng bộ binh
Câu hỏi SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 36): Súng bộ binh là gì?
– Súng bộ binh là súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh.
2. Tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK
Câu hỏi 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 37): Em hãy cho biết tính năng của súng tiểu liên AK.
* Tính năng của súng tiểu liên AK
– Dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất, đạn kiểu 1956 do Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác sản xuất. Có các loại đầu đạn: đầu đạn thường; đầu đạn vạch đường; đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên đạn.
– Tầm bắn ghi trên thước ngắm: Thước ngắm ghi số từ 1 đến 8, tương ứng với cự li bắn từ 100 m đến 800 m ngoài thực địa.
– Tầm bắn hiệu quả: 400 m; hoả lực bắn tập trung tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước: 800 m; bắn máy bay, quân dù: 500 m.
– Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm: 350m; đối với mục tiêu người chạy: 525m.
– Tốc độ đầu của đầu đạn: 710 m/s.
– Tốc độ bắn:
+ Lí thuyết 600 phát/phút;
+ Chiến đấu: khi bắn phát một khoảng 40 phát/phút, khi bắn liên thanh khoảng 100 phát/phút.
– Khối lượng của súng: 3,8 kg; khi lắp đủ 30 viên đạn: 4,3 kg.
Câu hỏi 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 38): Súng tiểu liên AK có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào?
Trả lời:
– Cấu tạo của súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính: Nòng súng, bộ phận ngắm, hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng, bệ khoá nòng và thoi đẩy, khoá nòng, bộ phận cò, bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay, báng súng và tay cầm, hộp tiếp đạn, lê.
Câu hỏi 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 38): Nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK là gì?
* Nguyên lí hoạt động của súng tiểu liên AK
– Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ. Khi thả tay kéo bệ khoá nòng, lò xo đẩy về giãn ra, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến về phía trước, đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn.
– Bóp cò, búa đập vào kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng cháy sinh ra khí thuốc có áp suất rất lớn, đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng.
– Khi đầu đạn chuyển động qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ trích khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng lùi, vỏ đạn được hất ra ngoài.
– Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến về phía trước, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn. Mọi hoạt động của súng cứ lặp đi, lặp lại như vậy cho đến khi hết đạn.
3. Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK
Câu hỏi mục 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 41): Tháo, lắp súng tiểu liên AK gồm mấy bước? Đó là những bước nào?
– Tháo súng tiểu liên AK gồm 7 bước:
+ Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn, kiểm tra súng
+ Bước 2: Tháo ống đựng phụ tùng
+ Bước 3: Tháo thông nòng
+ Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng
+ Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về
+ Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng
+ Bước 7: Tháo ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên
– Lắp súng tiểu liên AK gồm 7 bước:
+ Bước 1: Lắp ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên
+ Bước 2: Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng
+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về
+ Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng, kiểm tra chuyển động
+ Bước 5: Lắp thông nòng
+ Bước 6: Lắp ống đựng phụ tùng
+ Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn
II. Thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Câu hỏi 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 43): Cho biết tác dụng của thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT) và thuốc nổ C4.
– Tác dụng của thuốc nổ TNT: Được sử dụng rộng rãi trong quân đội cũng như trong một số lĩnh vực khác; thường được đúc thành từng bánh có khối lượng từ 15 g đến 400 g để làm các loại lượng nổ; trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ; trộn với thuốc nổ yếu để phá đất, phá đá.
– Tác dụng của thuốc nổ C4: Dùng để phá huỷ các vật thể có hình dạng phức tạp; dùng làm lượng nổ lõm.
Câu hỏi 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 43): Bộ đồ dùng gây nổ thường có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
Trả lời:
– Bộ đồ dùng gây nổ thường có 3 bộ phận
– Đó là: kíp thường, nụ xùy và dây cháy chậm
Câu hỏi 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 43): Thế nào là vật cản? Nêu cách phân loại vật cản.
* Khái niệm: Vật cản là tên gọi chung các vật thể, phương tiện do người làm ra hoặc cải tạo cái có sẵn để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và thiệt hại cho đối phương
* Phân loại: có vật cản tự nhiên và vật cản nhân tạo
– Vật cản tự nhiên là loại vật cản có sẵn trong tự nhiên như rừng, núi, sông, suối, ao, hồ,…..
– Vật cản nhân tạo là vật cản do con người tạo ra, gồm vật cản nổ và vật cản không nổ.
+ Vật cản nổ là vật cản bằng mìn, lượng nổ,… dùng uy lực thuốc nổ để tiêu diệt địch. Trong đó, có vật cản chống các phương tiện cơ giới (mìn chống tăng, lượng nổ mạnh,…); vật cản chống bộ binh (mìn chống bộ binh, lượng nổ nhỏ,…); thuỷ lôi,…
+ Vật cản không nổ có nhiều loại như hàng rào thép gai, hàng rào tre, hàng rào điện, hào, hố, vách đứng, vách hụt,…
Câu hỏi 4 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 44): Thế nào là vũ khí tự tạo? Kể tên một số loại vũ khí tự tạo mà em biết.
Trả lời:
– Vũ khí tự tạo là vũ khí có cấu tạo và nguyên lí hoạt động đơn giản, dễ chế tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn dược thu được của đối phương.
– Vũ khí tự tạo có khả năng sát thương, tiêu diệt sinh lực địch hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng trong lực lượng vũ trang của địa phương.
– Một số loại vũ khí tự tạo mà em biết:
Dao, mã tấu, giáo, mác, kiếm; gậy tầm vông, cung, nỏ, chông các loại; bẫy chông, bẫy đá, bẫy đạn; tổ ong; bom, lựu đạn, mìn tự chế,….
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 45): Tháo, lắp súng tiểu liên AK.
– Luyện tập cá nhân: Từng người tự nghiên cứu và thực hiện động tác tháo, lắp súng tiểu liên AK.
– Luyện tập theo nhóm: Luân phiên ở cương vị trưởng nhóm chỉ huy nhóm luyện tập, duy trì luyện tập và sửa tập theo các bước:
+ Bước 1: Tập chậm: Tập chậm đến nhanh dần các bước tháo, lắp súng tiểu liên AK.
+ Bước 2: Tập tổng hợp: Tập liên kết các bước, nhanh dần đến thuần thục động tác tháo, lắp súng tiểu liên AK.
– Học sinh tự thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 45): Khi thực hành tháo súng tiểu liên AK, do súng bị kẹt, học sinh Thái không thể tháo được bệ khóa nòng ra khỏi súng. Trong trường hợp này, Thái nên làm gì?
Trả lời:
Trong trường hợp này, Thái nên làm:
– Trước tiên Thái cần nắm vững cấu tạo của súng
– Gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh, vật cứng để đập, bẩy làm hỏng súng, mất kết cấu ban đầu của súng
– Báo ngay cho giáo viên phụ trách để có cách xử lý phù hợp
Vận dụng 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 45): Em hãy sưu tầm và kể cho các bạn trong lớp biết một loại vũ khí tự tạo mà quân và dân ta đã sử dụng trong chiến tranh giải phóng.
Trả lời:
Chông
– Chông là loại vũ khí thô sơ thường được làm bằng sắt hoặc tre, thân dừa già vót nhọn, có ngạnh và có thể tẩm chất độc nhằm sát thương sinh lực địch. Đây là loại vũ khí thô sơ dễ chế tạo, dễ bố trí nhất của nhân dân ta.
Súng ngựa trời
+ Súng ngựa trời được quân và dân Bến Tre sản xuất tháng 1/1960, được sử dụng ở ba xã Định Thuỷ, Bình Khánh, Phước Hiệp và một số trận chống càn ở Bến Tre trong phong trào Đồng Khởi. Sau đó, súng được sử dụng phổ biến trong du kích đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ đầu những năm 60 của thế kỷ XX.
+ Là loại vũ khí thô sơ có hình con ngựa trời, dùng phóng các mảnh kim loại, thuỷ tinh, đá vụn để sát thương sinh lực địch. Cấu tạo của súng ngựa trời gồm: Nòng bằng kim loại (ống nước, ống tôn) đường kính 35-70 mm, dài 0,4-0,8 mét, đáy nòng bịt kín (hàn hay đập dẹt) đặt trên hai chân chống, gần đáy nòng khoan một lỗ để lắp cơ cấu cò hay bộ phận phát hoả đơn giản.
Trong nòng nhồi thuốc phóng (thường dùng thuốc đen), tấm đệm bằng gỗ và các mảnh gang, sắt, mảnh sành, thuỷ tinh, đá, bi xe đạp,…có thể ngâm nọc rắn độc, nước tiểu nhằm tăng tính sát thương. Cự ly phóng mảnh tới 150 mét, sát thương sinh lực địch khoảng cách tới 100 mét.
>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Giáo dục Quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
—————————————-
Từ những lời giải chi tiết cho bài học Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo đã hướng dẫn trên đây. Tritue360 hy vọng sẽ mang lại cho các bạn kiến thức quốc phòng sâu rộng và sẽ giúp các bạn đạt được thành công trong các kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt và đạt được những thành tích cao nhất!