Mở đầu SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 29): Tháng 12/1972, Mỹ sử dụng máy bay B-52 đánh phá mãnh liệt vào Hà Nội (Hình 5.1). Khi đó, người dân thường nghe thấy trên loa truyền thanh phát ra thông báo: “… máy bay địch cách Hà Nội 70 km, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 km…”.
Theo em, khi nghe thấy thông báo trên, người dân sẽ làm gì?
Trả lời:
Khi nghe thấy trên loa truyền thanh phát ra thông báo: “… máy bay địch cách Hà Nội 70 km, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 km…”, người dân sẽ nhanh chóng sơ tán xuống hầm trú ẩn để đảm bảo an toàn.
I. Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân
Câu hỏi 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 29): Thế nào là phòng không nhân dân, thế trận phòng không nhân dân, địa bàn phòng không nhân dân?
Trả lời:
– Phòng không nhân dân là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.
– Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng khong để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.
– Địa bàn phòng không nhân dân được xác định là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu
Câu hỏi 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 30): Cho biết vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.
– Vị trí: Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.
– Chức năng:
+ Thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch;
+ Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
+ Do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó bộ đội địa phương và dân quân tự vệ làm nòng cốt.
+ Được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch
Câu hỏi 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 30): Em hãy nêu những lực lượng chuyên môn của phòng không nhân dân.
Trả lời:
Những lực lượng chuyên môn của phòng không nhân dân gồm:
– Lực lượng trinh sát, quan sát, phát hiện, thông báo, báo động phòng không
– Lược lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh
– Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không
– Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân
– Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập
II. Mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của địch
Câu hỏi mục II SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 31): Địch thường tập trung đánh phá đường không vào những mục tiêu nào? Thủ đoạn ra sao?
– Mục tiêu: Khi tấn công đường không, kẻ địch thường tập trung đánh phá vào các mục tiêu sau:
+ Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
+ Bộ chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch.
+ Đài phát thanh, truyền hình, trung tâm thông tin viễn thông.
+ Khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy, đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật.
+ Lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và binh khí, trang bị của ta.
– Thủ đoạn đánh phá:
+ Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát; bí mật, bất ngờ thời điểm mở đầu tiến công.
+ Tiến công từ nhiều hướng, tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày và đêm, tập trung lực lượng, phương tiện vào các chiến dịch tiến công hoả lực đường không.
+ Giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển; tiêu diệt, phá huỷ tiềm lực quốc phòng của ta.
+ Phối hợp với chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.
III. Hoạt động phòng không nhân dân
Câu hỏi 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 32): Trình bày các nội dung của hoạt động phòng không nhân dân thời bình.
Trả lời:
Các nội dung của hoạt động phòng không nhân dân thời bình:
– Thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, đề án, dự án phòng không nhân dân
– Tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân
– Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân
– Xây dựng công trình phòng không nhân dân
Câu hỏi 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 34): Trình bày nội dung hoạt động phòng không nhân dân thời chiến.
– Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến bao gồm:
+ Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động phòng không nhân dân
+ Tổ chức sơ tán, phân tán phòng, tránh tiến công đường không của địch
+ Tổ chức đánh địch tiến công đường không
+ Tổ chức khắc phục hậu quả và những thiệt hại do địch tiến công đường không
IV. Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dân
Câu hỏi mục IV SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Nêu trách nhiệm của công dân và học sinh trong thực hiện phòng không nhân dân
Trả lời:
– Trách nhiệm của công dân
+ Thực hiện nghiêm kế hoạch phòng không nhân dân của ban chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; các văn bản pháp luật về phòng không nhân dân ở địa phương.
+ Tham gia huấn luyện, diễn tập và thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quân sự địa phương khi được huy động.
+ Tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng không nhân dân.
+ Cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác chính sách, quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ những người bị ốm, tai nạn, bị thương, hi sinh,… khi tham gia lực lượng phòng không nhân dân.
– Trách nhiệm của học sinh
+ Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức về vị trí, chức năng và nội dung hoạt động của phòng không nhân dân.
+ Thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường về công tác phòng không nhân dân.
+ Cùng với nhà trường tham gia xây dựng hầm, hào trú ẩn, đan mũ rơm,…; thực hiện các biện pháp nguỵ trang và quy định giữ bí mật của nhà trường.
+ Thực hiện kế hoạch sơ tán, phân tán của nhà trường và tham gia học tập đầy đủ tại nơi sơ tán; tín hiệu thông báo, báo động về phòng không nhân dân.
+ Tham gia khắc phục hậu quả, thiệt hại do địch đánh phá, nhanh chóng ổn định tình hình học tập.
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Em không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Phòng không nhân dân chỉ có ý nghĩa và được tổ chức thực hiện trong thời chiến.
b) Phòng không nhân dân nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.
c) Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân lấy bộ đội Phòng không – Không quân làm nòng cốt.
d) Địa bàn phòng không nhân dân chỉ được xác định ở những vị trí trọng yếu trong hệ thống phòng thủ cấp tỉnh.
Lời giải:
– Ý kiến a. Không đồng tình. Vì: công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.
– Ý kiến c. Không đồng tình. Vì: lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là dân quân tự vệ và bộ đội địa phương.
– Ý kiến d. Không đồng tình. Vì: địa bàn phòng không nhân dân được xác định là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.
Luyện tập 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Sau khi được tuyên truyền về phòng không nhân dân, các bạn trong lớp tranh luận về mục tiêu, thủ đoạn đánh phá đường không của địch và có một số ý kiến như sau:
Ý kiến 1: Địch tiến công đường không chủ yếu vào các mục tiêu quân sự, nhằm tiêu diệt và phá huỷ phương tiện chiến đấu của ta.
Ý kiến 2: Hoả lực phòng không của địch tập trung đánh phá vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Ý kiến 3: Địch sẽ giành quyền làm chủ trên biển và tiến công hoả lực đường không vào đất liền.
Em đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?
Lời giải:
Em không đồng tình với 3 ý kiến trên vì:
Cả 3 ý kiến mỗi bạn đưa ra đều chính xác chỉ là chưa đầy đủ vậy nên cần kết hợp cả 3 để có nội dung, ý nghĩa hoàn thiện nhất về mục tiêu, thủ đoạn đánh phá đường không của địch.
Luyện tập 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Có quan điểm cho rằng: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện phòng không nhân dân chỉ dành cho bộ đội và dân quân tự vệ.
Ý kiến của em về quan điểm đó như thế nào?
Lời giải:
– Em không đồng tình với quan điểm: “Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện phòng không nhân dân chỉ dành cho bộ đội và dân quân tự vệ”. Vì:
+ Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân được áp dụng cho tất cả các đối tượng, tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên của các nhà trường.
+ Việc tổ chức huấn luyện được áp dụng cho tất cả các lực lượng tham gia công tác phòng không nhân dân nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Luyện tập 4 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Để phòng, tránh tiến công đường không của địch cần tổ chức sơ tán, phân tán như thế nào?
Lời giải:
– Sơ tán, phân tán thời gian dài đến khi tình hình ổn định:
+ Thực hiện đối với trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không, những người không nhất thiết phải ở lại.
+ Các cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp dời đi nhưng vẫn đảm bảo hoạt động bình thường.
– Sơ tán, phân tán trong tình huống khẩn cấp: Thực hiện đối với các khu vực có nguy cơ địch tập trung đánh phá; người, phương tiện của các nhà máy, doanh nghiệp phải sơ tán, tiếp tục sản xuất để bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân.
– Sơ tán, phân tán tại chỗ: Áp dụng đối với lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đánh trả và khắc phục hậu quả do địch tiến công hoả lực đường không gây nên.
Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Hãy sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và chia sẻ với các bạn.
Câu chuyện “O du kích Nguyễn Thị Kim Lai bắt sống phi công Mỹ”
Tháng 9-1965, máy bay Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, cùng với Ngã ba Ðồng Lộc thì Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng trở thành mục tiêu phá hoại. Sáng 20-9, khi một chiếc máy bay của Mỹ đang bắn phá cầu Lộc Yên thì bị trúng đạn bốc cháy, phi công đã nhảy dù xuống vùng rừng núi Hương Khê ẩn nấp.
Ðể giải cứu phi công , Mỹ đã huy động 3 trực thăng chở lính đến tìm kiếm. Một trong số 3 trực thăng này tiếp tục trúng đạn từ dân quân nông trường khiến 3 phi công Mỹ phải nhảy dù thoát thân. Nhận được mệnh lệnh bắt sống phi công, quân và dân Hương Khê đã hò nhau rầm rập chạy lên núi, quyết không để cho kẻ thù trốn thoát.
Nguyễn Thị Kim Lai là con út trong gia đình có 4 anh chị em ở xã Phú Phong, lúc bấy giờ vừa tròn 17 tuổi, tốt nghiệp xong lớp 7 đã tự mình xung phong gia nhập đội dân quân tự vệ xã, tham gia trực chiến, đào hầm công sự. Xảy ra sự kiện máy bay Mỹ rơi, O Lai được cấp cho một khẩu súng trường để đi tìm nhóm phi công Mỹ.
- 9 giờ sáng ngày 21/9/1965, tại một cánh rừng thuộc địa phận xã Hương Trà, o Lai phát hiện ra phi công William Andrew Robinson đang co ro núp mình trong một hốc đá, vẻ rúm ró, sợ hãi. Ban đầu, o Lai cũng hơi sợ khi nhìn thấy phi công này rất to cao. Sau khi trấn tĩnh, Lai bắn 3 phát chỉ thiên, thấy vậy, William Andrew Robinson liền giơ tay đầu hàng và bước ra khỏi chỗ nấp. Nghe tiếng súng, nhiều người chạy đến hỗ trợ, khống chế và áp giải William Andrew Robinson về giao cho Huyện đội.
Sau sự kiện nói trên, Nguyễn Thị Kim Lai được phong chức Xã đội phó, nhưng O Lai đã xung phong vào chiến trường làm y tá, công tác tại một đội quân y ở chiến trường Quảng Trị. Năm 1969, sau khi bị sức ép từ bom đạn, O Lai bị thương nặng nên được đưa ra Bắc, công tác tại Viện Ðông Y Hà Tĩnh cho đến ngày nghỉ hưu. Trong khi đó, phi công William Andrew Robinson bị bắt làm tù binh, bị giam giữ 2.703 ngày, đến tháng 12-1973 được trả về nước.
Vận dụng 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Khi có thông báo, báo động (bằng loa, kèn, kẻng,…) về máy bay địch ném bom, em sẽ hành động như thế nào?
Trả lời:
– Khi có thông báo, báo động (bằng loa, kèn, kẻng,…) về máy bay địch ném bom, em sẽ:
+ Nhanh chóng cùng với người thân rút xuống hầm trú ẩn để đảm bảo an toàn
+ Ngồi yên giữ bình tĩnh không hoảng loạn
+ Chú ý khi có tiếng còi báo động an toàn máy bay địch đã rút mới được mở hầm đi lên
Vận dụng 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5 (trang 35): Hãy kể những nơi có thể phòng, tránh địch tiến công bằng đường không ở địa phương em.
Trả lời:
– Một số nơi có thể phòng, tránh địch tiến công bằng đường không là: các hầm trú ẩn cá nhân, hầm trú ẩn công cộng, hang động,…
>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Giáo dục Quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
—————————————-
Từ những lời giải chi tiết cho bài học Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân đã hướng dẫn trên đây. Tritue360 hy vọng sẽ mang lại cho các bạn kiến thức quốc phòng sâu rộng và sẽ giúp các bạn đạt được thành công trong các kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt và đạt được những thành tích cao nhất!