Mở đầu SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 23): Quan sát hình 4.1 và cho biết: Hành động nào góp phần bảo vệ môi trường, hành động nào vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Trả lời:
– Hành động vứt rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định (trong hình 4.1a) đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
– Hành động trồng cây xanh (trong hình 4.1b) là hành động bảo vệ môi trường.
I. Những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Câu hỏi 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 24): Theo em, môi trường bao gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của môi trường đối với con người.
Trả lời:
– Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác
– Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người, sinh vật sống trên Trái Đất như: cung cấp không gian sống; cung cấp nguồn tài nguyên để con người lao động, sản xuất; là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, đồng thời lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,…
Câu hỏi 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 25): Quan sát hình 4.3, em có nhận xét gì về thực trạng các vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay?
Trả lời:
– Thực trạng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của con người. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục kéo dài thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
II. Phòng, chống vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Câu hỏi 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 27): Nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.
– Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường.
– Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, virus độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.
– Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
– Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
– Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
– Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
– Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
Câu hỏi 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 27): Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị xử lí như thế nào?
+ Xử lí hình sự đối với tội phạm về môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Câu hỏi 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 28): Là học sinh trong nhà trường, em cần làm những công việc gì để bảo vệ môi trường?
Trả lời:
– Tham gia làm sạch khuôn viên trường học, lớp học và duy trì giữ gìn vệ sinh chung.
– Tắt đèn khi không sử dụng và tiết kiệm nước.
– Tham gia trồng cây và chăm sóc khu vườn trong trường.
– Sử dụng vật dụng tái chế và hạn chế sử dụng sản phẩm một lần.
– Tích cực sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ.
– Dọn vệ sinh khu vực xung quanh và tham gia các chiến dịch nhận thức về môi trường.
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 28): Liệt kê các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
Lời giải:
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay:
– Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện tại cao hơn từ 0,5 – 1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước.
– Lượng mưa trung bình năm cả nước có xu thế tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân, giảm vào các tháng mùa thu. Trong giai đoạn 2016 – 2020, diễn biến mưa một số nơi không phù hợp với quy luật nhiều năm.
– Mực nước biển: số liệu quan trắc trong vòng hơn 40 năm qua tại các trạm hải văn (từ năm 1961 – 2014) cho thấy, tại hầu hết các trạm, mực nước biển có xu thế tăng. Nếu tính trong thời kỳ 1993 – 2014, mực nước biển trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăng trung bình khoảng 3,34 mm/năm. Từ năm 2015 đến 2020, mực nước biển trung bình tại các trạm cũng đều có xu thế tăng.
– Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Các hiện tượng thời tiết cực đoan trải dài rộng khắp các miền của đất nước, trong đó điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung, rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc, hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-cau-hoi-luyen-tap-1-trang-28-gdqp-11-ket-noi-tri-thuc-a144919.html
Luyện tập 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 28): Em hiểu thế nào là chất thải? Theo em, có những loại chất thải nào?
Lời giải:
* Khái niệm: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (trích Khoản 18 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020).
* Phân loại:
– Chất thải rắn sinh hoạt, gồm:
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
+ Chất thải thực phẩm;
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác.
– Chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm:
+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
– Chất thải nguy hại: loại chất thải này bao gồm các chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
– Nước thải: nước thải là chất thải dạng lỏng, bao gồm các loại nước thải từ các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp.
– Bụi, khí thải và các chất thải khác: là các chất thải ở dạng bụi, dạng khí từ sinh hoạt hay các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luyện tập 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 28): Nêu các nguyên nhân của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Theo em, nguyên nhân nào là chủ yếu? Vì sao?
Lời giải:
– Một số nguyên nhân của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:
+ Nhận thức của một bộ phận người dân về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp có thái độ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường.
+ Những bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tính răn đe của các quy định xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn thấp.
– Theo em, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay là do: nhận thức của một bộ phận người dân về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp có thái độ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường.
Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 28): Từ vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường tại khu dân cư (tổ dân phố) nơi sinh sống, em hãy tìm kiếm, thu thập các hình ảnh, bài viết, video phản ánh, minh họa về vấn đề đó.
Trả lời:
Vận dụng 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4 (trang 28): Em hãy lựa chọn, xây dựng một ý tưởng tuyên truyền về bảo vệ môi trường và cùng các bạn trong lớp (nhóm) thực hiện theo ý tưởng tuyên truyền đó.
Tham khảo:
– Ý tưởng: vẽ tranh cổ động với chủ đề bảo vệ môi trường
>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Giáo dục Quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
—————————————-
Từ những lời giải chi tiết cho bài học Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đã hướng dẫn trên đây. Tritue360 hy vọng sẽ mang lại cho các bạn kiến thức quốc phòng sâu rộng và sẽ giúp các bạn đạt được thành công trong các kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt và đạt được những thành tích cao nhất!