Câu hỏi: Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến hương tràm trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?
Trả lời:
– Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.
+ Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung. (“Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau)
+ Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi “em” không còn ở đây nữa. (“Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”.)
+ Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai. (“Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.)
=> Từ đó, nhan đề Đi trong hương tràm được hiểu là tình yêu của nhân vật trữ tình “anh” đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Mỗi lần “đi trong hương tràm” là mỗi lần hình bóng “em” lại ùa về trong nỗi nhớ của “anh”. Bởi hương tràm luôn gắn bó với “em”, nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù “em” có xa “anh” vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để “ta bên nhau”.
>>> Xem đầy đủ bài soạn: Đi trong hương tràm – Ngữ văn 10 Cánh Diều