1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17 (trang 123): Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình 17.2, 17.3, hãy nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Trả lời:
* Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:
– Hình thành từ cơ sở gia đình và tình yêu quê hương đất nước.
– Quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên tạo nên tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
– Thời kỳ cổ trung đại: đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để chống ngoại xâm.
– Thời kỳ cận – hiện đại: khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) khối đại đoàn kết đa được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.
2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
2.1. Trong lịch sử dựng nước, giữ nước
Câu hỏi mục 2.1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17 (trang 125): Đọc thông tin và quan sát các Hình từ 17.2 đến Hình 17.7, hãy phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước.
Trả lời:
* Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc:
– Trong thời kì dựng nước:
+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,… một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,
– Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:
+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
2.2. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Câu hỏi mục 2.2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17 (trang 126): Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 17.7, 17.8 hãy nêu tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trả lời:
* Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam hiện nay:
– Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
– Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
– Yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,…
– Đặc biệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
Câu hỏi mục 3.1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17 (trang 126): Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu và phân tích quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.
Trả lời:
– Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc:
+ Chính sách dân tộc được Đảng và nhà nước Việt Nam coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.
+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dụng quan hệ giữa các dân tộc – tộc người trong quá trình phát triển đất nước.
3.2. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Câu hỏi mục 3.2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17 (trang 127): Đọc thông tin và quan sát các Hình 17.9, 17.10, hãy phân tích những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước. Trình bày ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời:
* Những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước:
– Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số vùng các nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Trung vào các vấn đề giáo dục- đào tạo, văn hóa, y tế,… nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
– Chính sách liên quan đến quốc phòng- an ninh hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.
Ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đó đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay:
– Đảm bảo tính nhất quán, vừa có điều chỉnh trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc hiện nay và trong tương lai.
– Khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17 (trang 127): Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện như thế nào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
* Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
– Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
– Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đại đoàn kết là yếu tố không tách rời với khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
Vận dụng
Câu hỏi Vận dụng SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17 (trang 127): Nêu những hành động mà một công dân có thể thực hiện góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trả lời:
– Những hành động mà một công dân có thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:
+ Tôn trọng những nét văn hóa khác biệt của các dân tộc trong “đại gia đình” Việt Nam.
+ Đoàn kết, giúp đỡ những công dân khác thuộc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
+ Hiểu đúng đắn về quan điểm, nội dung và thực hiện những hành động phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.
+ Nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kích động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động.
>>> Xem toàn bộ mục lục: Giải SGK Lịch sử 10 – Cánh Diều
———————————
Trên đây là lời giải hướng dẫn chi tiết cho bài soạn Sử 10 Cánh Diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam mà Tritue360 đã biên soạn. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!