1. Khái niệm văn minh Đại Việt
Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 95): Đọc thông tin, hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.
Trả lời:
– Văn minh Đại Việt ra đời gắn liền với thời kỳ độc lập tự chủ đầu tiên vào thời Ngô Vương Quyền (938). Tồn tại và phát triển cùng các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tên gọi Đại Việt qua nhiều thời kỳ cũng có sự thay đổi: thời Đinh- Tiền Lê đặt tên nước là Đại Cồ Việt, thời Lý bắt đầu từ năm 1054 vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt, nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu (An vui lớn) và tên gọi Đại Việt là tên gọi có lịch sử dài nhất.
2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
Câu hỏi mục 2 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 97): Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình từ 14.1-14.3, hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
* Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:
– Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
– Dựa trên trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:
+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.
+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
– Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:
+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
* Cơ sở quan trọng nhất là thời đại tự chủ, độc lập của một quốc gia.
– Vì người dân Đại Việt- chủ nhân của nền văn minh Đại Việt được nhà nước chia ruộng và tổ chức khai khẩn đất hoang. Kinh tế nông nghiệp, việc đắp đê ngăn lũ lụt là những vấn đề nhiều triều đại phong kiến quan tâm. Canh tác, trồng lúa nước được tổ chức và thu hoạch theo thời vụ dựa trên sự quản lý của làng xã.
3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Câu hỏi mục 3 SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 98): Đọc thông tin và quan sát Hình 14.4, hãy:
– Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.
– Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
* Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.
* Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.
– Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long An Nam đô hộ phủ, thế kỉ VII) qua thời Đinh, Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê sơ…
– Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 98): Vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Trả lời:
Vận dụng
Câu hỏi Vận dụng SGK Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 14 (trang 98): Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang- Âu Lạc.
Trả lời:
(*) Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương
– Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.
– Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.
– Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.
– Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
>>> Xem toàn bộ mục lục: Giải SGK Lịch sử 10 – Cánh Diều
———————————
Trên đây là lời giải hướng dẫn chi tiết cho bài soạn Sử 10 Cánh Diều Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt mà Tritue360 đã biên soạn. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!