Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Tóm tắt kiến thức Lý thuyết KTPL 12 Cánh Diều Bài 13 (ngắn gọn nhất). Giúp các em học sinh trong quá trình ôn luyện dễ thuộc, dễ nhớ

Mục lục

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

– Di sản văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các di sản truyền thống và các loại hình văn hoá do cha ông để lại như các di tích, hiện vật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca của các dân tộc, địa phương…. đang tồn tại được duy trì, phát triển và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng.

– Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá được quy định trong Hiến pháp và Luật Di sản văn hoá.

– Công dân có quyền:

+ Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc;

+ Tham gia vào đời sống văn hoá như biểu diễn các làn điệu dân ca, hát, hò, biểu diễn nghệ thuật, tham quan các di sản văn hoá và nghiên cứu di sản văn hoá của đất nước

– Công dân có nghĩa vụ:

+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá;

+ Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá.

2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Để bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá, mỗi công dân học sinh cần:

+ Học tập, tìm hiểu di sản văn hoá;

+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá do nhà trưởng và địa phương tổ chức;

+ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá;

+ Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bằng những hành vi, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi;

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

– Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoả gây ra tác hại về vật chất và tinh thần cho di sản văn hoá của đất nước. Người có hành vi vi phạm tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho di sản văn hoá thì phải bồi thường.

>>> Xem đầy đủ kiến thức: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 – Cánh Diều

————————————

Trên đây là những tổng hợp kiến thức Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá Trithucxanh đã biên soạn. Hi vọng sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

    Mục lục

    Danh sách

    Mục lục