Chủ đề 1. Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh

Chủ đề 2. ASEAN: Những chặng đường lịch sử

Chủ đề 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945...

Chủ đề 4. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Chủ đề 5. Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiện đại

Chủ đề 6. Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn giải SGK Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (trang 88) chi tiết, dễ đọc, dễ hiểu

Mục lục

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh

Câu hỏi (trang 91) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khai thác thông tin và các tư liệu 1, 2 trong mục, hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Trả lời:

* Hoàn cảnh đất nước:

– Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách cai trị ở Việt Nam. Dưới chế độ thực dân, nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.

– Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.

* Hoàn cảnh quê hương:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- nơi có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, nơi khởi nguồn của nhiều phong trào yêu nước.

– Nghệ An sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá và nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử.

* Hoàn cảnh gia đình:

– Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình yêu nước, cha là một nhà nho mẫu mực, mẹ là một người phụ nữ đảm đang, chăm chỉ và rất am hiểu các loại hình văn hoá dân gian.

– Gia đình đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm hình thành nhân cách tốt đẹp và có sự đồng cảm với nhân dân lao động.

2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh

Câu hỏi (trang 93) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Hãy tóm tắt nét cơ bản và tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969).

Trả lời:

* Thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890 – 1911):

– Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở Nam Đàn, Nghệ An.

– Sớm có tinh thần yêu nước, năm 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế ở Huế.

– Cuối tháng 8/1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết (Bình Thuận), dạy học tại trường Dục Thanh.

– Tháng 2- 1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn.

– Ngày 5 – 6 – 1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.

* Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài (1911 – 1941):

– Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.

– Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

– Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về

vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. Lê-nin.

– Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

– Từ năm 1921 đến tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp: tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, …

– Tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế,…

– Từ tháng 11- 1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc với Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925),…

– Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,…

– Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

– Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô.

– Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô trở lại Trung Quốc và hoạt động cách mạng ở đây.

– Ngày 28- 1- 1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

* Trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941 – 1969):

– Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).

– Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.

– Tháng 8 – 1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dẫn Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

– Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 –1954).

– Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

– Ngày 2- 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 (trang 93) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Lập trục thời gian (theo ý tưởng của em) thể hiện những nét chính về tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham khảo:

Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Vận dụng 2 (trang 93) Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Viết bài giới thiệu về một cuốn sách hoặc một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nêu cảm nghĩ của em về cuốn sách hoặc bộ phim đó.

Trả lời:

Cuốn sách: Búp Sen Xanh của nhà văn Sơn Tùng

Tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được viết trong khoảng từ năm 1948 đến năm 1980. Cuốn sách đã khắc họa rõ nét cuộc đời đầy những gian truân của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từ lúc mới sinh cho đến khi Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước

Tác phẩm được nhà văn chia làm 3 chương: “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu” và “Tuổi hai mươi”. Nhà văn Sơn Tùng đã làm sống lại cuộc đời và sự nghiệp của Bác giữa một làng quê tuy nghèo khó nhưng giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó nghĩa tình và đặc biệt được sinh ra trong gia đình nho giáo rất nền nếp, gia phong.

Bằng cái nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa con người với truyền thống lịch sử, văn hóa, tác giả đã miêu tả thành công một tính cách sinh động thuở hình thành nhân cách từ khi là một cậu bé hiếu thảo, thông minh, nhanh nhẹn và ham học hỏi đến một chàng thanh niên tên Nguyễn Tất Thành khôi ngô, đầy nhiệt huyết đến bến cảng Nhà Rồng rời quê hương, gia đình, người thân sang xứ người tìm con đường cứu dân, cứu nước khi mới chỉ 21 tuổi và trở thành lãnh tụ cách mạng giàu nhân cách sau này.

Hồ Chủ tịch sống mãi trong tư tưởng và tình cảm lớn, trong toàn bộ hoạt động cách mạng của nhân dân Việt Nam ta, của mọi người chúng ta. Đồng thời Hồ Chủ tịch cũng sống mãi trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị diễn tả một cuộc đời đã trở thành lịch sử, những trang sử đẹp nhất và vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam ta.

Em muốn nói đôi điều về cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, mà nhiều độc giả, nhất là trong giới thanh, thiếu niên ưa thích; và báo chí nước ta đã đăng những bài bình luận và đánh giá mà theo em biết, tác phẩm rất chú trọng.

>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Lịch sử 12 – Kết nối tri thức

—————————————-

Từ những lời giải chi tiết cho bài học SGK Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh mà Tritue360 đã hướng dẫn trên đây. Hi vọng sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

    Mục lục

    Danh sách

    Mục lục