Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Hướng dẫn giải Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Mục lục

Mở đầu 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 18): Kể tên một số thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng mà em biết.

Trả lời:

– Giả danh cơ quan pháp luật yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để phục vụ công tác điều tra

– Giả danh nhân viên ngân hàng hướng dẫn cung cấp phần mềm rồi lấy thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân

– Hack facebook, zalo,…: Chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo…., nhắn tin cho bạn bè người thân hỏi mượn tiền

Mở đầu 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 18): Em hãy cho biết tác hại của một số loại tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

– Đối với bản thân người tham gia tệ nạn xã hội:

+ Gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…);

+ Làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

– Đối với gia đình có người tham gia vào tệ nạn xã hội:

+ Làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.

+ Gây những tổn thất về mặt kinh tế – tài chính đối với gia đình.

– Đối với xã hội:

+ Gây mất trật tự an toàn xã hội, khiến người dân sống trong lo sợ, bất an.

+ Làm suy thoái giống nòi dân tộc.

+ Kéo lùi sự phát triển kinh tế của đất nước, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước, ảnh hưởng đất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

II. Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Câu hỏi mục II SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 19): Hãy trình bày về những tội phạm sử dụng công nghệ cao khác mà em biết.

Trả lời:

* Hiện nay, các đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội chủ yếu theo 6 phương thức sau:

– Thứ nhất, các đối tượng sẽ giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép.

– Thứ hai, lừa đảo qua mạng xã hội, chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, tiếp tục tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị… Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo… thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng;

– Thứ ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản.

– Thứ tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử.

– Thứ năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.

– Thứ sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản.

III. Phòng, chống tệ nạn xã hội

Câu hỏi 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 21): Tệ nạn xã hội có thể được thực hiện và lan truyền trên mạng xã hội hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Tệ nạn xã hội có thể được thực hiện và lan truyền trên mạng xã hội, vì:

+ Các trang mạng xã hội có tính tương tác cao giữa những người sử dụng.

+ Khi tham gia vào mạng xã hội, người sử dụng có thể lập các tài khoản ảo với những thông tin cá nhân không đúng sự thật, không minh bạch.

+ Thông tin có thể trao đổi qua mạng xã hội rất phong phú nên thông qua kênh này, tội phạm dễ dàng hơn trong việc móc nối, dụ dỗ nạn nhân tham gia các đường dây tội phạm, tệ nạn.

+ Mặt khác, lực lượng chống tội phạm công nghệ cao chưa đủ năng lực để kiểm soát toàn bộ hệ thống mạng xã hội. Cơ quan chức năng không thể tìm và chặn được hết những giao dịch, hành vi, hoạt động bất hợp pháp hoặc có nguy cơ dẫn đến hoạt động bất hợp pháp.

=> Do vậy, các đối tượng xấu có thể lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo, dụ dỗ người khác cùng tham gia vào tệ nạn xã hội.

Câu hỏi 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 21): Hãy kể tên các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội mà em biết.

Trả lời:

Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội:

– Trồng cây có chứa chất ma túy, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

– Các hình thức đánh bạc mới: Ngoài các hình thức đánh bạc truyền thống như bài bạc và đá gà, còn có các hình thức đánh bạc mới như đánh bạc trực tuyến, đua ngựa trực tuyến, và đánh bạc trên điện thoại di động.

– Mê tín dị đoan là tệ nạn xuất hiện trong chính văn hóa tâm tinh của con người, tin tưởng vào những điều mơ hồ, siêu nhiên không có thực khiến cho những người tin vào điều đó dễ bị lừa gạt mất tiền bạc, sức khỏe sa sút.

– Mê tín dị đoan tin tưởng vào những điều mơ hồ, siêu nhiên không có thực khiến cho những người tin vào điều đó dễ bị lừa gạt mất tiền bạc, sức khỏe sa sút.

– Sử dụng rượu bia khiến người sử dụng chúng bị mất đi khả năng kiểm soát và tỉnh táo để lái xe nên thường gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gia đình bị bạo hành bởi người uống rượu bia, hoặc các vụ hiếp dâm diễn ra do không kiểm soát sự thú tính của bản thân.

Luyện tập

Luyện tập 1 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 22): Kể tên các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Lời giải:

– Một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao:

+ Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng, cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.

+ Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

+ Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

+ Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.

+ Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

+ Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hoá trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.

+ Sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh.

Luyện tập 2 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 22): Em hãy cho biết những hình thức xử lí đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Lời giải:

– Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

Luyện tập 3 SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 22): Trình bày trách nhiệm của học sinh trong phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Lời giải:

– Trang bị đầy đủ và tiếp thu các thông tin về phòng, chống tội phạm thông qua các bài giảng từ sách vở hay những phương tiện thông tin trên tivi, báo đài, internet…

– Tham gia vào việc tuyên truyền phòng chống tội phạm đến những người thân trong gia đình, những người xung quanh, bạn bè nắm rõ các thông tin và biết cách tránh xa.

– Không bắt chước những thói hư tật xấu, bảo vệ bản thân không sa ngã vào các tệ nạn, nhận thấy các hành vi vi phạm pháp luật hay tệ nạn xã hội cần báo ngay cho gia đình, nhà trường hoặc công an để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

– Ngoài ra, đối với tội phạm công nghệ cao hiện nay, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình kiến thức về công nghệ. Nhất là các phương pháp, biện pháp bảo mật thông tin cũng như tài sản trên Internet.

Vận dụng

Câu hỏi Vận dụng SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 22): Trình bày cách giải quyết của em khi gặp các tình huống sau:

Tình huống 1: Em phát hiện dấu hiệu tuyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ khi tham gia vào các nhóm trên mạng xã hội.

Tình huống 2: Khi em bị người khác lôi kéo tham gia tệ nạn cờ bạc, ma tuý.

Lời giải:

– Xử lí tình huống 1:

+ Báo cáo bài viết đã vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng cho quản trị viên của các nhóm trên mạng xã hội.

+ Cảnh báo bạn bè, người thân không đọc, chia sẻ những thông tin sai sự thật, đồi trụy từ bài viết/ văn hóa phẩm đó.

+ Chụp ảnh màn hình để lưu lại bằng chứng, đồng thời nhanh chóng cung cấp thông tin, bằng chứng… tới lực lượng chức năng.

– Xử lí tình huống 2:

+ Kiên quyết từ chối không tham gia vào các tệ nạn cờ bạc, ma tuý.

+ Bí mật lưu lại bằng chứng, đồng thời nhanh chóng cung cấp thông tin, bằng chứng… tới lực lượng chức năng.

>>> Xem thêm các bài soạn tại mục lục: Giải SGK Giáo dục Quốc phòng 11 – Kết nối tri thức

—————————————-

Từ những lời giải chi tiết cho bài học Giáo dục Quốc phòng 11 Kết nối tri thức Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế đã hướng dẫn trên đây. Tritue360 hy vọng sẽ mang lại cho các bạn kiến thức quốc phòng sâu rộng và sẽ giúp các bạn đạt được thành công trong các kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt và đạt được những thành tích cao nhất!

Mục lục

Danh sách

Mục lục